The official IELTS by IDP app is here! Download it today.

Close

Bước đầu tiên để chuẩn bị cho bài thi nói IELTS là học các cụm từ và các từ nối hữu ích. Việc học các cụm từ và sử dụng chúng một các thích hợp là chìa khóa cho một bài thi tốt hơn và là một phần quan trọng của việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, bạn nên học và vận dụng các loại ngôn ngữ chức năng để giúp bạn nói nhiều chủ đề đa dạng hơn là học theo câu trả lời có sẵn.

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu những câu được sử dụng để trả lời những câu hỏi trong bài thi Nói IELTS.

Functional language là gì?

Như đã đề cập trong bài viết về cách dùng từ nối trong bài thi nói IELTS, ngôn ngữ chức năng có đề cập đến các từ và cụm từ được dùng để diễn đạt chức năng của ngôn ngữ. Ví dụ, nếu bạn muốn thể hiện nỗi buồn, bạn có thể sử dụng trạng từ ‘unfortunately’ (không may mắn) để bắt đầu câu. Tương tự, nếu bạn muốn bày tỏ quan điểm của mình, bạn có thể dùng cụm từ ‘I personally feel that...' (cá nhân tôi cảm thấy rằng) để thể hiện rằng bạn sắp đưa ra ý kiến của mình.

Functional language (Ngôn ngữ chức năng) giúp truyền đạt và sắp xếp các suy nghĩ, ý tưởng của bạn về một chủ đề bạn đang thảo luận cũng như truyền đạt cảm nhận của bạn về một chủ đề cụ thể. Điều này giúp cho phần trình bày của bạn được tự nhiên, trôi chảy và mạch lạc hơn trong bài thi nói IELTS.

Như đã đề cập trong bài viết về cách dùng từ nối trong bài thi nói IELTS, functional language có đề cập đến các từ và cụm từ được dùng để diễn đạt chức năng của ngôn ngữ. Ví dụ, nếu bạn muốn thể hiện nỗi buồn, bạn có thể sử dụng trạng từ ‘unfortunately’ (không may mắn) để bắt đầu câu. Tương tự, nếu bạn muốn bày tỏ quan điểm của mình, bạn có thể dùng cụm từ ‘I personally feel that...' (cá nhân tôi cảm thấy rằng) để thể hiện rằng bạn sắp đưa ra ý kiến của mình. 

Trình bày về trải nghiệm bản thân

Trong IELTS Speaking part 1, bạn sẽ có cơ hội nói về bản thân, nơi bạn sống, công việc bạn làm và một loạt các chủ đề quen thuộc. Ngoài ra, trong IELTS Speaking part 2, bạn sẽ được yêu cầu nói từ 1 đến 2 phút về một chủ đề cũng dựa trên kinh nghiệm cá nhân của bạn. Mặc dù câu hỏi trong phần 1 không khó để trả lời, điều quan trọng là bạn phải đổi mới ngôn ngữ của mình khi giới thiệu về trải nghiệm bản thân. Dưới đây là một số ví dụ về các cụm từ bạn có thể sử dụng:

  • I once…

  • I remember when…

  • Back when I was…

  • I don’t remember exactly when, but…

  • (Just) the other day…

  • In my childhood...

Đưa ra ý kiến cá nhân

Trong suốt phần thi nói IELTS, bạn phải sử dụng một loạt các cụm từ để đưa ra ý kiến cá nhân về môt chủ đề. Để tránh lạm dụng cụm từ ‘I think’ (tôi nghĩ), bạn có thể sử dụng những cụm từ sau đây để giám khảo thấy bạn có thể để đưa ra ý kiến của mình một cách linh hoạt:

  • I believe…

  • In my opinion…

  • It seems to me that…

  • From my perspective…

  • As I see it…

Để có thể nhấn mạnh suy nghĩ về một vấn đề nào đó bạn có thể sử dụng những cụm từ sau đây:

  • I’m convinced that…

  • I’m certain that…

  • I’m sure that…

  • I know for a fact that…

  • There’s no way that…

Suy đoán và nói về tương lai

Trong Part 2 và Part 3 của bài thi Nói IELTS, giám khảo có thể hỏi bạn về tương lai và và những khả năng có thể xảy ra. Suy đoán (nói về điều bạn không chắc chắn) là một kỹ thuật mà có thể sử dụng khi bạn không có kinh nghiệm hay quan điểm về một chủ đề. Một số cụm từ dưới đây có thể sử dụng để suy đoán và nói về tương lai:

  • I’d say…

  • I guess…

  • Perhaps / Maybe…

  • It’s possible…

  • I would imagine that…

  • Well, if I think about...

  • It might/may...

Đồng ý và không đồng ý

Trong phần 3 của bài thi nói IELTS, bạn sẽ được khuyến khích thảo luận đầy đủ hơn về chủ đề từ phần 2. Ở phần này, bạn có thể nêu quan điểm đồng ý hay không đồng ý về một vấn đề liên quan. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự đa dạng và khả năng kiểm soát ngôn ngữ trong cuộc thảo luận hai chiều. Bạn có thể sử dụng những cụm từ như sau:

Đồng ý

  • Yes, absolutely.

  • Absolutely, I wholeheartedly agree with that.

  • You’re absolutely right.

  • No doubt about it.

  • You have a point there.

  • Exactly.

Không đồng ý

  • I’m afraid I disagree.

  • That’s not always the case.

  • That’s not always true.

  • I’m not so sure about that.

  • I don’t think so.

Đồng ý và không đồng ý

  • Well, I can see both sides.

  • I'm not sure if I agree or disagree with this.

  • Both sides have advantages, but I think the advantages outweigh the disadvantages.

So sánh và đối chiếu

Xuyên suốt bài thi Nói IELTS, bạn cũng sẽ được yêu cầu so sánh về con người, kinh nghiệm, địa điểm hoặc sự vật. Để diễn tả thành công, bạn cần biết sử dụng các cấu trúc so sánh một các thích hợp (ví dụ ‘taller than’, ‘more important than’, ‘better than’). Bạn cũng có thể nhấn mạnh thêm bằng cách sử dụng trạng từ để thể hiện chính xác hơn (ví dụ ‘a bit further than’, ‘significantly higher than’, ‘far more interesting than’). Hãy xem những cấu trúc câu dưới đây được dùng để so sánh và đối chiếu:

Giải thích điểm khác biệt nhỏ hoặc không khác biệt

  • much the same

    ‘All language schools in the area are much the same.’

  • similar to

    ‘I’m very similar to my best friend in many aspects.’

  • same + noun + as

    ‘We bought an apartment in the city for the same price as our previous house.’

  • as + adjective + as

    ‘Studying Engineering is not as difficult as I thought it would be.'

Giải thích sự khác biệt lớn

  • no comparison

    ‘There’s no comparison. Online shopping is far more convenient than in-store shopping.’

Sự tương phản

  • in contrast to

    ‘Living in the city has many advantages in contrast to living in the countryside.’

  • compared to

    ‘Dogs are so much friendlier compared to cats.’

Yêu cầu giám khảo nói rõ câu hỏi

Cuối cùng, hãy cùng tìm hiểu một số câu hoặc câu hỏi bạn có thể dùng khi không hiểu câu hỏi trong bài thi nói IELTS. Trong bài thi nói trực tiếp, giám khảo có thể hỗ trợ bạn hoàn thành phần trình bày một cách tốt nhất, vì vậy nếu bạn không hiểu một từ hay câu hỏi, hãy hỏi giám khảo bằng cách sử dụng cụm từ sau:

  • Could you repeat that, please?

  • Could you say that again?

  • Sorry, I didn’t catch that.

  • Sorry, I didn’t understand the question.

Trong Phần 3 của bài thi Nói, bạn cũng có thể yêu cầu giám khảo hỏi lại câu hỏi bằng những từ ngữ khác để giúp bạn hiểu rõ câu hỏi hơn:

  • Could you rephrase that, please?

  • Could you explain the question, please?

  • Would you mind explaining what you mean by?

Việc sử dụng functional language một cách chính xác giúp bạn truyền đạt được những suy nghĩ, ý tưởng của mình với giám khảo rõ ràng hơn, dẫn đến kết quả thi tốt hơn trong ngày thi. Hãy thêm một số cụm từ trên vào câu trả lời để giúp bạn thể hiện đầy đủ vốn từ vựng và đạt được điểm số xứng đáng.