Đọc hiểu là một kỹ năng cần thiết khi thi IELTS Reading. Thế nhưng bạn đã bao giờ nghe đến hay hiểu rõ những điểm cộng của phương pháp Proofreading thường được vận dụng trong IELTS Writing chưa? Vậy Proofreading là gì? Làm thế nào để áp dụng Proofreading một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất? Cùng IDP khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Sẵn sàng chinh phục kỳ thi IELTS cùng IDP để đủ điều kiện đăng ký thi IELTS One Skill Retake - Thi lại 1 kỹ năng.
1. Proofreading là gì?
Proofreading là quy trình đọc và hiệu chỉnh, kiểm tra trước khi hoàn thành bài viết. Đây là một kỹ năng thiết yếu cần được thực hiện đối với hầu hết các văn bản trong học tập và công việc của bạn. Khi tiến hành Proofreading, bạn cần rà soát thật cẩn thận những lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu hoặc định dạng văn bản.
2. Sự khác nhau giữa Reading và Proofreading
Thông thường, hầu hết chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Reading và Proofreading. Cùng IDP điểm qua những nét tương đồng và điểm khác nhau được liệt kê dưới đây nhé:
Giống nhau:
Reading và Proofreading đều bị ảnh hưởng phần nào dựa vào kỹ năng viết của mỗi người. Nếu kỹ năng trình bày câu tư của bạn chưa tốt, bạn sẽ có xu hướng gặp khó khăn trong phần đọc hiểu hoặc có những lỗi sai về mặt từ ngữ và cấu trúc câu.
Reading và Proofreading đều sẽ bị hạn chế bởi trí nhớ có hạn của mỗi người. Khi đọc một câu dài, một vài người sẽ khó có thể kết nối và kiểm tra toàn bộ câu.
Khác nhau:
Reading | Proofreading |
Reading thường xoay quanh việc kiểm duyệt lại nội dung của những bài luận, essay, dissertation, report. Reading sẽ thiên về việc dự đoán và tưởng tượng về nội dung của bài viết. Tất cả những gì bạn cần làm là nhìn vào bài và dự đoán về ý nghĩa. | Proofreading sẽ chú trọng vào cách sử dụng cấu trúc câu, từ vựng trong toàn bộ bài viết. Proofreading không cho phép người đọc tưởng tượng và suy đoán các yếu tố về ngữ nghĩa. |
3. Những điều cần làm trong quá trình Proofreading - IELTS Writing
Một khi bạn đã nắm được ý nghĩa tổng quan của Proofreading, bạn có thể tham khảo và áp dụng những bước dưới đây để dần hoàn thiện bài viết của mình.
Đọc thật kỹ lại đề bài và kiểm tra tổng quan bài viết
Mặc dù việc đọc kỹ đề bài cần được thực hiện ngay từ lúc bắt đầu tiến hành viết bài. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có các trường hợp thí sinh vẫn còn sơ sót trong quá trình làm bài. Vì thế, các bạn vẫn cần phải đọc thật kỹ đề bài một lần nữa khi tiến hành Proofreading.
Hãy đọc lại đề bài một lượt cẩn thận, sau đó gạch chân các từ khóa quan trọng và liệt kê đầy đủ những yêu cầu của bài viết. Sau đó, hãy đối chiếu xem bài viết đã đáp ứng đủ yêu cầu của đề bài hay chưa.
Lập danh sách các lỗi sai có thể mắc phải
Hãy chuẩn bị sẵn danh sách bao gồm các lỗi sai bạn có thể mắc phải. Hành động này sẽ giúp thí sinh đi thẳng vào trọng tâm và tiết kiệm thời gian khi tiến hành Proofreading.
Đọc thật kỹ từng câu trong bài viết
Sau khi đã hoàn thành danh sách các lỗi sai, hãy đọc từng câu và kiểm tra lại với từng lỗi sai. Một khi đã hoàn thành việc phát hiện và đánh dấu cái lỗi sai, bạn nên đánh dấu để có thể phân biệt dễ dàng và sửa chính xác.
4. Các lỗi sai bạn có thể phát hiện khi Proofreading
Việc phát hiện các lỗi sai là vô cùng quan trọng trong quá trình Proofreading. Lỗi sai có thể khác nhau tùy vào từng dạng bài viết. Bạn có thể tham khảo những lỗi sai dưới đây để hoàn thiện bài viết một cách dễ dàng hơn.
Chính tả (Spelling)
Chính tả là một lỗi sai khá phổ biến mà phần lớn người học thường có xu hướng mắc phải. Dưới đây là một số từ vựng bạn thường rất dễ mắc phải sai lầm mà bạn cần lưu ý:
Những từ có tổ hợp ie, ei:
Ví dụ: Achieve, Perceive, Receive,...
Những từ có phụ âm nhân đôi:
Ví dụ: Accommodation, Address, Committee,...
Những cặp từ đồng âm khác nghĩa:
Ví dụ: Weather and Whether, Lose and Loose.
Sót từ, lặp từ (Left-out and doubled words)
Ngoài lỗi chính tả, trường hợp sót từ, lặp từ quá nhiều trong bài viết cũng là một lỗi sai thường gặp. Hiện tượng viết sót từ thường xảy ra với các dạng từ như giới từ, lượng từ hoặc mạo từ.
Ví dụ: 55 percent went to school in 1995, and 45 percent went to school in 1996.
Lỗi sai:
Thiếu danh từ chính sau lượng từ: 55 percent of something/somebody
Lặp lại động từ và trạng từ: went to schools
→ Câu được sửa hoàn chỉnh: 55 percent of children went to schools in 1995, and the figure for the year 1996 was 45 percent.
Thiếu các thành phần trong câu (Sentence Fragments)
Một câu hoàn chỉnh luôn phải có đầy đủ hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Với những câu có cấu trúc phức tạp, trong câu sẽ có nhiều thành phần khác. Nếu bài viết của bạn có quá nhiều câu không hoàn chỉnh điển hình như trường hợp thiếu chủ ngữ, động từ hoặc một mệnh đề nào đó, bạn có thể sẽ mất điểm không đáng có.
Ví dụ: Ate a bowl of noodles.
Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ
→ Câu được sửa hoàn chỉnh: I ate a bowl of noodles.
Thừa các thành phần trong câu (Run-on Sentence)
Đối với những câu có nhiều mệnh đề, các mệnh đề thường được ngăn cách bởi những liên từ hoặc dấu phẩy. Vì thế, khi câu thiếu mất dấu phẩy hoặc các liên từ phù hợp, đây được gọi là lỗi thừa các mệnh đề trong câu. Vì thế, trong quá trình Proofreading, hãy chú đến các trường hợp thừa những thành phần trong câu nhé.
Ví dụ: I love to do yoga I would spend 30 minutes every day for yoga if I had the time.
Lỗi sai: giữa 2 mệnh đề chính và phục không có liên từ và dấu câu.
→ Câu được sửa hoàn chỉnh: Because I love to do yoga, I would spend 30 minutes every day for yoga if I had the time.
Cấu trúc ngữ pháp (Grammar)
Một lỗi sai cũng quan trọng không kém trong quá trình Proofreading là những lỗi liên quan đến cấu trúc ngữ pháp. Bạn nên kiểm tra các yếu tố ngữ pháp quan trọng như loại từ, mối liên quan giữa chủ ngữ và động từ, dạng thì trong câu. Áp dụng các yếu tố ngữ pháp chính xác cũng là một trong những tiêu chí chấm điểm IELTS Writing.
5. Các yếu tố giúp tăng tính hiệu quả của Proofreading
Như đã phân tích bên trên, Proofreading chỉ chú trọng đến việc kiểm tra cấu trúc câu và cách dùng từ trong mỗi bài viết. Dựa trên phát biểu của Madraso (1993), các yếu tố ảnh hưởng đến độ hiệu quả của Proofreading bao gồm:
Tập trung cao độ trong mỗi quá trình Proofreading
Nắm rõ trình tự đọc và kiểm tra lại bài viết
Dành đủ thời gian chỉnh sửa lại bài viết sau khi Proofreading
Xem thêm: Những từ viết tắt phổ biến trong IELTS
Ứng dụng Proofreading hiệu quả trong IELTS Writing
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm rõ các kiến thức tổng quan về Proofreading cũng như cách áp dụng Proofreading hiệu quả trong phần thi IELTS Writing. Bạn có thể ghi nhớ những bí quyết trên hoặc luyện tập thêm với tài liệu ôn tập IELTS miễn phí được cung cấp bởi IDP.
Nếu như bạn đang tìm kiếm một địa chỉ thi IELTS đáng tin cậy, IDP cung cấp cả hai bài thi IELTS trên máy tính và thi IELTS trên giấy. Điểm thi IELTS trên máy sẽ có sau khoảng 2 ngày làm bài thi, và sau 13 ngày đối với những bạn chọn thi trên giấy.
Lựa chọn lịch thi IELTS phù hợp với bạn và đăng ký thi IELTS cùng IDP tại đây!