IELTS và TOEIC đều là các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cần có cho sinh viên ở mọi ngành nghề, trong đó có kinh tế. Trên thực tế, sinh viên kinh tế nên học IELTS hay TOEIC sẽ tùy theo từng mục đích, hoặc yêu cầu cụ thể của mỗi trường. Dưới đây là một số lời khuyên giúp các bạn sinh viên kinh tế tìm được chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp nhất!
1. Đối với nhu cầu tìm và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành
Sinh viên kinh tế, đặc biệt là những người đang là nghiên cứu sinh, làm luận án tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học cần tiếp xúc với các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Khi này, bạn cần có năng lực ngoại ngữ để có thể đọc hiểu và sử dụng tốt các tài liệu.
Nếu không cần yêu cầu về giao tiếp thì cả TOEIC và IELTS đều hỗ trợ được rất tốt trong việc đọc hiểu tài liệu chuyên ngành. Tuy nhiên trong trường hợp này, các chứng chỉ ngoại ngữ đóng vai trò bổ trợ, không bắt buộc phải có chứng chỉ mới đọc và nghiên cứu tài liệu được.
Chứng chỉ ngoại ngữ hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu tài liệu
2. Sinh viên kinh tế nên học IELTS hay TOEIC để đi du học?
Để du học nước ngoài hệ Cử nhân, Thạc sĩ chuyên ngành kinh tế thì người học cần sở hữu một chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp. Việc lựa chọn chứng chỉ để thi sẽ phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của trường, năng lực của bản thân.
Đa số các nước yêu cầu chứng chỉ IELTS để đáp ứng hồ sơ du học. Ngoài ra, việc sở hữu chứng chỉ IELTS này cũng sẽ giúp bạn giành được nhiều lợi thế hơn khi phỏng vấn xin học bổng, visa hoặc học tập trong môi trường nước ngoài.
Tùy theo yêu cầu của mỗi nước, mỗi trường đại học mà tiêu chuẩn về band điểm IELTS sẽ khác nhau, nhưng ít nhất từ 5.0 trở lên.
Nước | Trường/Ngành/Cấp học | Điểm IELTS |
---|---|---|
Anh | Cử nhân | IELTS 6.5 (không band nào dưới 6.0) |
Anh | Dự bị thạc sĩ | IELTS 5.0 (không band nào dưới 5.0) |
Anh | Thạc sĩ | IELTS 6.5 (không band nào dưới 6.0) |
Anh | Tiến sĩ | IELTS 6.5 (không band nào dưới 6.0) |
Mỹ | Massachusetts Institute of Technology | IELTS 7.0 trở lên |
Mỹ | California Institute of Technology | IELTS 7.0 trở lên |
Mỹ | Harvard University | IELTS 7.0 trở lên |
Mỹ | University of Pennsylvania | IELTS 7.0 trở lên |
Mỹ | Johns Hopkins University | IELTS 7.0 trở lên |
Úc | Cao đẳng/Dự bị đại học | IELTS từ 5.5 (Không có bất kỳ band nào dưới 5.0) |
Úc | Đại học/Sau đại học | IELTS từ 6.0 (Không có bất kỳ band nào dưới 5.5) |
IELTS mang lại cơ hội du học cho sinh viên kinh tế
>>> Xem thêm: Điểm IELTS 6.5 làm được gì, có dễ đạt được band điểm này không?
3. Đáp ứng yêu cầu về học phần tiếng Anh và điều kiện tốt nghiệp
Để đáp ứng được yêu cầu về học phần tiếng Anh và điều kiện tốt nghiệp, sinh viên kinh tế nên học IELTS hay TOEIC? Thực tế cho thấy chứng chỉ ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để sinh viên ra trường. Tuy nhiên mỗi trường đại học, mỗi khoa sẽ yêu cầu một loại chứng chỉ hoặc band điểm khác nhau. Sinh viên kinh tế cần có 1 trong 2 chứng chỉ IELTS hoặc TOEIC để đáp ứng điều kiện tốt nghiệp hoặc xét qua môn.
Điểm IELTS của một số trường Đại học
Trường đại học | Điểm IELTS đầu ra |
---|---|
ĐH Kinh tế Luật – HCM | IELTS 5.5 |
ĐH FPT | IELTS 6.0 |
Đại học RMIT | IELTS 6.5 |
ĐH Kinh tế Quốc dân | IELTS 5.5 (Nếu có IELTS 6.5 thì 3 học phần tiếng Anh được 10,0) |
Điểm TOEIC của một số trường Đại học
Trường đại học | Điểm TOEIC đầu ra |
---|---|
Học viện Ngân hàng | Hệ chính quy: 450 TOEIC; Hệ chất lượng cao: 600 TOEIC |
Học viện Tài chính | 450 TOEIC |
ĐH Kinh tế Đà Nẵng | Các ngành đại trà: 450 – 500 TOEIC; Các ngành chất lượng cao: 700 TOEIC |
UEH (Đại học Kinh Tế TP. HCM) | 450 - 550 TOEIC |
Đại học Tài chính – marketing (UFM) | 405 TOEIC |
Sinh viên cần đáp ứng yêu cầu TOEIC - IELTS đầu ra để tốt nghiệp
4. Đáp ứng nhu cầu thực tập và xin việc
Việc sinh viên kinh tế nên học IELTS hay TOEIC để xin việc hoặc thực tập sẽ phụ thuộc nhiều vào yêu cầu công ty và đặc thù công việc, cụ thể:
1 số ngành về ngân hàng, công nghệ chấp nhận 1 trong 2 bằng TOEIC hoặc IELTS.
Một số công ty yêu cầu bắt buộc là bằng IELTS, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Hoặc làm việc trong môi trường quốc tế thì bằng IELTS là một điều kiện tiên quyết.
Yêu cầu về ngoại ngữ sẽ phụ thuộc vào tính chất công việc
5. Đối với nhu cầu định cư nước ngoài
Bên cạnh việc du học, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp mong muốn có cơ hội làm việc và nhập cư nước ngoài. Khi này, chứng chỉ IELTS là yêu cầu bắt buộc để bạn đạt các tiêu chí nhập cư. Hầu hết quốc gia yêu cầu điểm IELTS General tối thiểu để nhập cư là từ 5.5 IELTS. Các loại visa khác nhau đòi hỏi mức độ điểm IELTS khác nhau.
6. Lưu ý cho sinh viên kinh tế khi lựa chọn học IELTS hay TOEIC
Dưới đây là một số lưu ý mà các bạn sinh viên cần biết trước khi lựa chọn chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp nhất:
Chứng chỉ IELTS và TOEIC chỉ có thời hạn 2 năm, nên cần xác định mục đích thi phù hợp và sử dụng các chứng chỉ trong thời hạn 2 năm trước khi phải thi lại.
Chủ động tìm hiểu yêu cầu ngoại ngữ, thang điểm đáp ứng nhu cầu để thành lập lộ trình, mục tiêu ôn tập phù hợp.
Nên lựa chọn các cơ sở ôn luyện uy tín, sinh viên có thể tự học tại nhà bằng các tài liệu chất lượng từ Cambridge…
Lựa chọn đơn vị tổ chức thi uy tín. Việc tham gia các kỳ thi thử sẽ giúp bạn xác định trình độ hiện tại, đánh giá sự tiến bộ và làm quen với hình thức thi. Tại IDP - đơn vị tổ chức kỳ thi IELTS với hơn 25 năm tổ chức tại Việt Nam. IDP mang tới các chương trình ôn tập miễn phí cùng các kỳ thi thử chất lượng giúp thí sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.
>>> Xem thêm:
Có thể thấy, sinh viên kinh tế nên học IELTS hay TOEIC khi ra trường sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu học tập, yêu cầu đầu ra, tính chất công việc, mục đích du học, định cư nước ngoài,… Để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí học tập, bạn nên xác định rõ mục đích, yêu cầu môi trường, giá trị ứng dụng của các chứng chỉ và vạch ra lộ trình ôn luyện phù hợp nhất.