Đạt thành tích xuất trong bài kiểm tra IELTS không những vô cùng quan trọng mà còn mang lại rất nhiều lợi thế cho bạn. Không chỉ là một chứng chỉ ngôn ngữ được công nhận rộng rãi, tấm bằng IELTS còn là chìa khóa mang đến cơ hội học tập và làm việc trong tương lai.
Cấu trúc chung của phần thi IELTS Speaking có 3 phần đơn giản. Tuy nhiên, thí sinh cần phải làm quen với dạng bài kiểm tra này để có sự chuẩn bị và lập chiến lược ôn luyện một cách hiệu quả.
Cùng tìm hiểu thêm về chi tiết các phần thi trong bài thi IELTS Speaking và bí quyết ghi trọn điểm đối với mỗi phần thi.
Part 1: Câu hỏi về bản thân thí sinh (4 - 5 phút)
Tương tự như một cuộc trò chuyện bình thường, giám khảo sẽ khởi động phần thi này với những câu hỏi đơn giản như yêu cầu thí sinh tự giới thiệu về bản thân mình, những chủ đề quen thuộc, từ sở thích cá nhân, gia đình, cuộc sống hay bất cứ điều gì thú vị về bản thân của bạn.
Bên cạnh việc giới thiệu về bản thân, thí sinh có thể tận dụng phần thi này để ghi chú nhằm đưa ra những câu trả lời linh hoạt đến giám khảo, đồng thời kiểm soát thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi. Đồng thời, giám khảo có thể đánh giá sơ bộ khả năng tương tác của thí sinh và quyết định nên tiếp tục cuộc trò chuyện theo hướng như thế nào.
Trong Part 1, giám khảo sẽ đánh giá khả năng nói mạch lạc cùng vốn từ vựng được sử dụng cho những chủ đề quen thuộc.
Chiếc chìa khóa để vượt qua phần đầu tiên trong bài thi Speaking là hãy luôn trình bày chính xác những thông tin về bản thân, chân thành khi kể về những trải nghiệm của mình và hãy luôn là chính mình. Tự tin chia sẻ về các hoạt động thường ngày, những sở thích cá nhân thú vị hoặc đơn giản là cuộc sống hàng ngày của bạn.
Part 2: Trình bày về một chủ đề trong vòng 2 phút
Part 2 của bài thi Speaking sẽ kiểm tra khả năng trình bày liên tục về một chủ đề cho sẵn và xây dựng những ý tưởng độc đáo về chủ đề đó. Giám khảo cũng đánh giá dựa trên yếu tố sử dụng đúng ngữ pháp và vốn từ vựng phong phú của thí sinh.
Thí sinh sẽ được phát một tấm thẻ ngẫu nhiên về một chủ đề nhất định. Những tấm thẻ này được xem như là những gợi ý cho phần tiếp theo của cuộc trò chuyện, mang đến cho giám khảo cái nhìn sâu sắc hơn về suy nghĩ của bạn và cách bạn truyền đạt những thông điệp đó một cách hiệu quả bằng tiếng Anh.
Các chủ đề sẽ xoay quanh mọi thứ, đơn giản như việc hỏi về một cuốn sách bạn mới đọc gần đây, một nữ lãnh đạo thế giới mà bạn ngưỡng mộ, một thành viên trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn hoặc thậm chí là mô tả bức tranh yêu thích của bạn ở nhà.
Bạn sẽ có một phút để chuẩn bị và ghi lại những luận điểm cho câu trả lời trước khi trình bày chúng trong hai phút tiếp theo. Từ đó, giám khảo sẽ tiếp tục hỏi thêm một vài câu hỏi liên quan về chủ đề đã cho.
Trong Part 2, giám khảo thường đánh giá khả năng đi sâu vào một chủ đề một cách tự nhiên và biết cách liên hệ chủ đề với trải nghiệm của bản thân. Trong khi Part 1 là một cuộc trò chuyện có sự dẫn dắt từ giám khảo, các thẻ gợi ý trong Part 2 cho phép thí sinh đưa ra những câu trả lời và tư duy độc đáo của riêng mình.
Hãy cố gắng luyện tập trả lời và tìm hiểu về nhiều chủ đề khác nhau, sắp xếp suy nghĩ của bạn và lên ý tưởng về cách trình bày luận điểm của bạn trong kỳ thi thực tế.
Part 3: Thảo luận chung, liên kết với Part 2 (4 - 5 phút)
Part 3 là phần thi cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, phần này đánh giá khả năng xử lý các câu trả lời liên quan trong Part 2 nhằm chấm điểm những câu trả lời sâu sắc và phức tạp hơn từ thí sinh.
Trong Part 3, các giám khảo sẽ chú ý đến khả năng phát triển vấn đề một cách sâu sắc hơn, cũng như khả năng phân tích và lập luận chặt chẽ trong các ý kiến của bạn.
Tuy nhiên, giám khảo đôi lúc sẽ ngắt lời trong quá trình bạn trả lời câu hỏi. Điều này là hoàn toàn bình thường, các giám khảo chỉ muốn nhắc nhở thí sinh phải tìm hiểu sâu hơn về chủ đề cụ thể, hoặc hướng lập luận của bạn theo hướng chính xác hơn.
Trong Part 3, thí sinh sẽ không có thời gian chuẩn bị trước, điều này này một thách thức buộc bạn phải tự suy nghĩ nhanh về những nội dung mình muốn trả lời.
Mặc dù chủ đề có thể liên quan đến Part 2, nhưng bạn cần tránh lặp lại những luận điểm đó trong Part 3. Thay vào đó bạn cần phát triển những ý tưởng và chia sẻ thêm suy nghĩ, quan điểm chung của bạn thay vì trải nghiệm cá nhân như ban đầu.
Để hiểu rõ hơn về cách chuẩn bị cho phần cuối cùng của Bài kiểm tra Speaking, bạn có thể áp dụng phương pháp gồm 4 bước sau:
Bước 1: Đưa ra câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi.
Bước 2: Giải thích bằng lý do cụ thể.
Bước 3: Cung cấp một ví dụ để hỗ trợ câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đưa ra một giải pháp thay thế hoặc hệ quả trong tương lai.
Với phương pháp này, thí sinh sẽ có một mẫu trả lời rõ ràng có thể áp dụng cho bất kỳ câu hỏi, chủ đề nào được đưa ra xuyên suốt quá trình thi.
Hãy chăm chỉ luyện tập bằng cách thảo luận hoặc tranh luận với bạn bè và gia đình về các chủ đề thường gặp như giáo dục, xã hội và tự nhiên, và sử dụng các lập luận, quan điểm đó cho ngày thi chính thức!
Nỗ lực ghi điểm hết mình trong tất cả các phần IELTS Speaking!
Một khi bạn đã nắm kỹ thông tin chi tiết về các phần thi trong bài thi IELTS Speaking, giờ là lúc ôn tập kỹ càng để có thể đạt được điểm số tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ trong quá trình luyện thi IELTS, hãy lựa chọn IDP.
Với vô số tài nguyên luyện thi IELTS được cung cấp sẵn từ IDPi, IDP luôn sẵn sàng đồng hành cùng thí sinh trên mọi chặng đường. Để biết thêm những mẹo hay, bạn có thể tham khảo bài viết luyện thi IELTS online miễn phí.
Tại IDP, bạn có thể chọn hình thức thi IELTS trên máy tính. Để thuận tiện và tiết kiệm thời gian, bạn có thể linh hoạt lựa chọn ngày thi Nói cùng ngày với lịch thi IELTS của các kỹ năng còn lại.
Đăng ký thi IELTS với IDP ngay hôm nay!