The official IELTS by IDP app is here! Download it today.

Close

Câu chủ động (Active Voice) là cấu trúc vô cùng phổ biến trong giao tiếp thường ngày cũng như trong các bài thi tiếng Anh. Việc sử dụng câu chủ động chính xác không chỉ giúp câu văn trở nên rõ ràng và dễ hiểu, mà còn có thể giúp bạn ghi điểm cao để chinh phục bất kỳ chứng chỉ tiếng Anh nào. 

Vậy câu chủ động là gì? Có những dạng câu chủ động nào? Cách chuyển đổi câu từ thể chủ động sang thể bị động ra sao? IDP IELTS sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Key takeaways

  • Câu chủ động nhấn mạnh chủ thể thực hiện hành động và tác nhân thực hiện hành động ấy.
  • Cấu trúc cơ bản: S + V + O
  • Cấu trúc Active Voice được sử dụng khi bạn muốn tập trung vào chủ thể thực hiện hành động, nhấn mạnh tác nhân và thể hiện thông tin một cách trực tiếp, ngắn gọn.
  • 1. Câu chủ động (active voice) là gì?

    Câu chủ động trong tiếng Anh được sử dụng để nhấn mạnh chủ thể là người thực hiện hành động và tác nhân thực hiện hành động ấy. Trong câu này, chủ ngữ trực tiếp thực hiện hành động và đóng vai trò chủ động.

    Công thức câu chủ động: Chủ ngữ (S) + Động từ (V) + Tân ngữ (O)

    Ví dụ: 

    • I ate pizza yesterday. (Ngày hôm qua tôi ăn pizza.)

    • He draws beautiful landscapes. (Anh ấy vẽ phong cảnh đẹp.)

    • My mom cooked a delicious meal for me. (Mẹ nấu một bữa ăn ngon cho tôi.)

    câu chủ động là gì

    Câu chủ động nhấn mạnh chủ thể thực hiện hành động

    2. Phân biệt câu chủ động (active voice) và câu bị động (passive voice)

    Trong tiếng Anh, dù một câu viết dưới dạng bị động hay chủ động thì ý nghĩa của chúng cũng sẽ không thay đổi, tuy nhiên cũng sẽ có những điểm riêng mà bạn cần lưu ý để có thể sử dụng câu đúng với mục đích và ngữ cảnh giao tiếp. 

    Câu chủ động (Active voice)

    Câu bị động (Passive voice)

    Được sử dụng để truyền tải thông tin, ý tưởng hoặc để nhấn mạnh đối tượng thực hiện hành động.

    Câu bị động được dùng để nhấn mạnh hành động hoặc đối tượng (người hoặc con vật) bị ảnh hưởng hoặc tác động từ một sự việc khác.

    Cấu trúc: S + V + O

    Trong đó chủ ngữ là đối tượng thực hiện hành động. 

    Cấu trúc: S + to be + V3 (+by…)

    Trong đó chủ ngữ là đối tượng bị tác động bởi hành động. 

    Ví dụ: 

    Mary plays the piano every day. 

    (Mary ấy chơi piano mỗi ngày.)

    We went to the movies last night. (Chúng tôi đã đi xem phim tối qua.)

    She is going to visit her parents. 

    (Cô ấy sẽ đến thăm bố mẹ.)

    Ví dụ:

    The book was written by her. 

    (Cuốn sách được viết bởi cô ấy.

    The house will be painted tomorrow. (Ngôi nhà sẽ được sơn vào ngày mai.)

    English is spoken all over the world. (Tiếng Anh được nói trên toàn thế giới.)

    3. Khi nào sử dụng câu chủ động và câu bị động?

    Câu chủ động

    Câu chủ động được sử dụng để tập trung vào người hoặc vật thực hiện hành động. Câu chủ động tiếng Anh giúp thể hiện thông tin rõ ràng và trực tiếp, nhấn mạnh vào chủ thể thực hiện hành động. Sau đây là những trường hợp nên sử dụng câu chủ động:

    • Khi muốn nhấn mạnh người thực hiện hành động

    Ví dụ: I wrote this essay. (Tôi đã viết bài luận này.)

    • Khi chủ ngữ rõ ràng và muốn làm nổi bật hành động của người (vật) thực hiện

    Ví dụ: Jack won the scholarship. (Jack đã giành được học bổng.)

    • Khi muốn miêu tả sự kiện hoặc quá trình theo thứ tự thời gian

    Ví dụ: Jenny finished her housework and then played games (Jenny đã làm xong việc nhà và sau đó chơi game.)

    • Khi muốn trình bày câu văn, ý tưởng ngắn gọn, dễ hiểu

    Ví dụ: They are building a new house. (Họ đang xây một ngôi nhà mới.)

    • Khi muốn tạo cảm giác trực tiếp, sinh động

    Ví dụ: The dog chased the cat. (Con chó đuổi theo con mèo.)

    • Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày

    Ví dụ: She likes to eat apples. (Cô ấy thích ăn táo.)

    Tóm lại, câu chủ động (active voice) được sử dụng khi bạn muốn tập trung vào chủ thể thực hiện hành động, nhấn mạnh tác nhân và thể hiện thông tin một cách trực tiếp, ngắn gọn.

    Câu bị động 

    Câu bị động (Passive Voice) thường được sử dụng để miêu tả một đối tượng, sự việc bị ảnh hưởng hoặc tác động từ một sự việc khác. Nói cách khác, câu bị động nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động hơn là người thực hiện hành động.

    Ví dụ: My watch has been stolen. (Đồng hồ của tôi đã bị lấy cắp.)

    → Nhấn mạnh sự việc đồng hồ bị mất hơn là chủ thể lấy cắp.

    Câu bị động còn được sử dụng cho các đối tượng không có khả năng thực hiện hành động như đồ vật, cây cối,...

    Ví dụ: The tree was planted 10 years ago. (Cái cây được trồng vào 10 năm trước.)

    → Cây không có khả năng tự thực hiện hành động “trồng” nên cần sử dụng thể bị động để thể hiện được thông tin “cây được trồng”. 

    Trường hợp khác để dùng câu bị động là khi không xác định được ai thực hiện hành động

    Ví dụ: An anonymous package was sent to me yesterday but I do not dare to open it. 

    → “Gói hàng nặc danh” thể hiện là người gửi hàng không xác định nên cần sử dụng câu bị động để nói về vấn đề.

    4. Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động

    active voice

    Cách chuyển từ thể chủ động sang thể bị động

    Để có thể chuyển đổi từ câu chủ động (active voice) sang câu bị động, các bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

    Các bước

    Ví dụ 

    Bước 1: Xác định thành phần tân ngữ (Object) trong câu chủ động → Chuyển tân ngữ đó thành chủ ngữ của câu bị động.

    Ví dụ câu chủ động ban đầu: 

    My mom cleaned the house yesterday. 

    → Tân ngữ là “The house”

    Bước 2: Xác định thì (tense) trong câu chủ động sau đó chuyển động từ về thể bị động. Đổi động từ về dạng V3/ed. Với những động từ đã là dạng V3/ed thì giữ nguyên. 

    → The house was cleaned

    Bước 3: Đổi chủ ngữ của câu chủ động thành tân ngữ câu bị động. Thêm “by + tân ngữ” (nếu cần).

    → The house was cleaned yesterday by my mom.

    5. Lưu ý khi chuyển sang câu bị động

    Khi chuyển từ câu chủ động sang câu thể bị động cần lưu ý:

    • Các động từ "to be" (is/am/are/was/were) phải phù hợp với thì và số lượng của chủ ngữ của câu bị động.

    • Nếu không cần làm nổi bật người hoặc vật thực hiện hành động, có thể lược bỏ "by + tân ngữ" trong câu thể bị động. 

    6. Bài tập câu chủ động

    Bài tập 1: Change the following sentences from active voice to passive voice. (Chuyển các câu chủ động sau sang thể bị động.)

    1. The dog chased the cat.

    ……………………………………………..

    1. The dog bit the boy.

    ……………………………………………..

    1. The peon rang the bell.

    ……………………………………………..

    1. Ram played hockey.

    ……………………………………………..

    1. Miss Mary teaches us English.

    ……………………………………………..

    1. Jack caught the ball.

    ……………………………………………..

    1. Children like sweets.

    ……………………………………………..

    1. Rita will take a photograph.

    ……………………………………………..

    1. Who taught you this poem?

    ……………………………………………..

    1. The police arrested the smuggler.

    ……………………………………………..

    Bài tập 2: Identify whether the sentence is in Active voice or Passive voice. (Xác định các câu sau đây là câu chủ động hay câu bị động).

    1. Grill was painted by the painter.

    2. My siblings gave me a surprise.

    3. The snake has been taken to the hospital.

    4. Someone has stolen my little purse.

    5. Some kids are giggling.

    6. This is 100% pure coconut oil.

    7. The assignment will be completed by the afternoon.

    8. She is buying a new phone.

    9. The scooty has been analyzed and scanned.

    10. The eclipse was seen for a long period.

    Đáp án:

    Bài tập 1:

    1. The cat was chased by the dog.

    2. The boy was bitten by the dog.

    3. The bell was rung by the peon.

    4. Hockey was played by Ram.

    5. English is taught to us by Miss Mary.

    6. The ball was caught by Jack.

    7. Sweets are liked by children.

    8. A photograph will be taken by Rita.

    9. By whom were you taught this poem?

    10. The smuggler was arrested by the police.

    Bài tập 2:

    1. Câu bị động 

    2. Câu chủ động 

    3. Câu bị động

    4. Câu chủ động

    5. Câu chủ động

    6. Câu chủ động 

    7. Câu bị động 

    8. Câu chủ động

    9. Câu bị động

    10. Câu bị động 

    Nắm vững kiến thức câu chủ động khi ôn luyện cùng IDP!

    Bài viết trên đã cung cấp kiến thức về khái niệm câu chủ động, công thức cũng như phương pháp chuyển đổi từ câu chủ động sang thể bị động. Để có thể áp dụng hiệu quả cấu trúc Active Voice trong bài thi IELTS, đừng quên ôn luyện thường xuyên với nguồn tài liệu luyện thi miễn phí từ IDP IELTS bao gồm các video, bài viết chia sẻ bí quyết từ chuyên gia giúp nâng cao kỹ năng làm bài. 

    Để làm quen cấu trúc bài thi cùng cách phân bổ thời gian làm bài hợp lý, bạn có thể tham gia kỳ thi thử IELTS được tổ chức bởi IDP. Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo thang điểm IELTS để tính toán điểm số hoặc quy trình phúc khảo IELTS trong trường hợp bạn không hài lòng với kết quả của mình. 

    Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy đăng ký thi IELTS với IDP ngay hôm nay!

    About this Article

    Published on August 14, 2024

    About this Author

    One Skill Retake - IELTS Australia
    Quynh Khanh

    Tôi là Quỳnh Khanh - Content Writer có hơn 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực giáo dục